Bệnh trĩ gây nhiều khó chịu
Bệnh trĩ là một trong những bệnh gây khó chịu nhất, và làm giảm chất lượng cuộc sống đối với người bệnh, đây cũng thuộc loại bệnh khá phổ biến và thuộc hàng 'top" trong bệnh lý hậu môn trực tràng. Theo thống kê tại các nước cho thấy, ở người trên 50 tuổi tỷ lệ mắc bệnh trĩ là hơn 50%.Trĩ không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng lại là bệnh gây khó chịu nhất cho bệnh nhân. Bệnh trĩ là do tình trạng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ. Có hai đám rối tĩnh mạch trĩ là, đám rối trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Trĩ nội hình thành là do giãn đám rối tĩnh mạch trĩ nội. Còn trĩ ngoại là do giãn đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại.
Biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ nội thường là: ngứa và lở da quanh hậu môn, gây khó chịu ở vùng này; đau (khi có kèm theo nứt hậu môn, áp-xe cạnh hậu môn, thuyên tắc mạch...); chảy máu đỏ tươi - chảy nhỏ giọt... Còn trĩ ngoại đa số không có triệu chứng, trừ khi có biến chứng thuyên tắc mạch và đau.
Bệnh trĩ gây rất nhiều khó chịu. - Ảnh minh họa.
Để phòng bệnh trĩ, cần tránh ngồi lâu, đứng lâu, năng vận động, dùng
nhiều rau quả tươi, hạn chế các chất cay, nóng. Những người hay táo bón cần hạn chế cà phê, thuốc lá, rượu, nên uống nhiều nước...Một số phương pháp chữa trị
Phát hiện sớm trĩ độ I, II và điều trị ngăn ngừa là cách tốt nhất. Thăm hỏi bệnh sử và khám hậu môn trực tràng với các máy soi và dụng cụ chuyên dùng sẽ phát hiện sớm bệnh trĩ ở độ I hay độ II và khả năng điều trị ngăn ngừa diễn tiến của bệnh.Phẫu thuật thường được áp dụng đối với trĩ độ III và độ IV. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, điều trị bằng phương pháp nội (dùng thuốc), phẫu thuật hay phối hợp cả hai. Sau phẫu thuật bệnh nhân thường bị tình trạng đau và thời gian nằm viện rất lâu. Đau sau mổ trĩ là nỗi kinh hoàng nhất mà bệnh nhân thường gặp, đau thường dai dẳng, có khi kéo dài hàng tháng và ảnh hưởng nhiều đến công việc người bệnh. Một nhược điểm nữa sau mổ trĩ là tiết dịch nhầy, thường kéo dài vài tuần, gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân dù bị bệnh nặng vẫn ngại mổ vì sợ đau.
Ngoài ra còn có một một số cách điều trị trĩ như đốt, hoặc đắp thuốc vào búi trĩ, phương pháp này thường gây đau đớn kéo dài, dễ gây nhiễm trùng và thậm chí làm hẹp hậu môn là biến chứng khá nghiêm trọng.
Phương pháp mới - chữa trị bằng dao cắt đốt siêu âm
Ảnh minh họa.
Các nhà chuyên môn về lĩnh vực hậu môn trực tràng đã nghiên cứu rất
nhiều phương pháp mổ trĩ nhằm giảm đau và giảm tiết dịch cho bệnh nhân.
Một trong những phương pháp mới, vừa được áp dụng trong nước là mổ trĩ
bằng dao sóng siêu âm.Tại sao mổ trĩ bằng phương pháp sóng siêu âm ít đau và ít tiết dịch? Bởi loại dao này tự động cắt và cầm máu, các mạch máu dưới 3mm không cần cột chỉ như trước đây. Vì tần sóng siêu âm phát ra trực tiếp giữa hai dao diện của dao nên không cháy lan sang các mô xung quanh như dao điện trước đây. Nhờ vậy, với dao cắt đốt siêu âm sẽ có những ưu điểm mà dao điện không có như: cắt và cầm máu tự động; không cháy lan các mô xung quanh; thời gian cắt rất nhanh (thường 20 phút là kết thúc cuộc mổ); thời gian lành vết thương nhanh hơn mổ thường (mổ bằng dao điện vết thương lành hoàn toàn từ 4 đến 6 tuần, trong khi mổ sóng siêu âm khoảng 1 tuần); rất ít đau sau mổ; rất ít tiết dịch sau mổ; ít hẹp sau mổ.
Tùy bệnh nhân mà bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Chẳng hạn, với trường hợp phải cắt đốt trực tiếp trên búi trĩ (như: trĩ tắc mạch; búi trĩ quá lớn...), thì dùng dao cắt đốt siêu âm là thích hợp nhất.
Khánh Vy
Ảnh ST
Ảnh ST
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
10 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10
Hotline: 0904 606 202 - 093 28 28 225
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét