> Khám tư vấn và phẫu thuật Trĩ bằng phương pháp Longo

Điều bạn cần biết về bệnh Trĩ
Bệnh Trĩ là gì?
Bệnh Trĩ được tạo nên do dãn quá mức các búi trĩ (hay các đám rối tĩnh mạch trĩ). Do tổn thương của bệnh ở vùng kín đáo, chỉ gây khó trong sinh hoạt hằng ngày nên bệnh nhân ít quan tâm trong giai đoạn đầu và thường đến khám và điều trị bệnh trĩ tuong đối muộn sau khi cảm thấy vô cùng khó chịu sau nhiều năm, nhất là phụ nữ.Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về hậu môn, khoảng 40-50% người trên 50 tuổi. Phân độ Trĩ
Tùy theo diễn tiến, được phân bố thành bốn độ:
Độ I: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính.
Độ II: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng có thể tự thụt lên.
Độ III:Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy lên mới được.
Độ IV:Búi trĩ sa ra ngoài thường trực không đẩy lên được và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử.
Triệu chứng của bệnh Trĩ
Hai triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu máu và sa búi trĩ.
Tiêu máu; là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu.
Ngoài các triệu chứng khác như:
Đau khi đi cầu, ngứa, khó chịu vùng quanh lỗ hậu môn.
Có khối nhạy cảm ở vùng hậu môn. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây ra bệnh Trĩ
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Tuy nhiên những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
● Táo bón kinh niên
● Hội chứng lỵ lâu ngày, bệnh dạ dày – ruột mạn tính.
●Tăng áp lực ổ bụng, các bệnh nhân viên phế quản mãn tính, những bệnh nhân dãn phế quản.
● Áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao, gan bị xơ cứng.
● Có bệnh tăng huyết áp xơ hóa động mạch.
● Tư thế đứng, những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư kí bàn giấy, nhân viên bán hàng,thợ may v.v…
● U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh.
● Viêm hậu môn – trực tràng mạn tính. Phòng ngừa bệnh Trĩ
Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
Điều chỉnh thói quen ăn uống:
Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
Uống nước đầy đủ.
Ăn nhiều chất xơ.
Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ.
Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viên phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ
Điều trị bệnh Trĩ
Nguyên tắc: (1) Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng; (2) Chỉ điều trị trĩ khi bệnh nhân có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động và sức khỏe. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp:
* Điều trị nội cho trĩ độ 1 và đa số là trĩ độ II. Bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ (rau quả, bột mì) các chất làm mềm phân, và tránh rặn khi tống phân giúp hạn chế sự sa trĩ. Ngâm hậu môn trong nước ấm 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch. Đừng vộicho rằng chảy máu hậu mộn – trực tràng bao giờ cũng do trĩ. Cần phải loại trừ ung thư
* Thắt lưng thun là phương pháp tốt nhất cho trĩ nội độ I và II ( không dùng cho trĩ ngoại). Cần báo trước cho bệnh nhân là khi trĩ rụng, từ ngày 6 đến ngày 10, có thể bị chảy máu nhẹ; nếu bệnh nhân bị đau, bí tiểu và sốt thì cần đến khám lại để loại trừ một hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.
* Chích xơ chỉ định cho độ I và II, nhất là cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu.
* Quang đông hồng ngoại dùng cho trĩ độ I, II
* Cắt búi Trĩ : dành cho các trĩ độ III và IV, các trĩ hỗn hợp hay trĩ có biến chứng.
Trong 1-2 thập niên gần đây, xuất hiện các phẫu thuật can thiệp vào trên các đường lược và không nhằm mục đích cắt bỏ các búi trĩ.
• Phẫu thuật Longo do Antonio Longo, người Ý, đề ra từ 1993 và nhanh chóng trở nên thông dụng ở nhiều nước.Chỉ định cho các trĩ nội độ II, III và trĩ vòng.Nguyên tắc là sử dụng khâu vòng để cắt bỏ một khoanh niêm mạc từ 2cm đến 5cm trên đường lược và đặt các đinh rập để khâu lại niêm mạc.


Các mạch máu đi đến các búi trĩ cũng bị khâu cắt, góp phần làm cho các búi trĩ teo nhỏ lại. Ư u điểm: rất ít đau (vì phía trên đường lược cá rất ít cơ quan cảm thụ mổ, và sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Nhược điểm: khó giải quyết các trường hợp trĩ hỗn hợp kèm sa niêm mạc trực tràng quá nhiều; giá máy bấm chuyên dụng còn cao. Các cải biên phẫu thuật Longo của Hà Nội và TP HCM đạt được kết quả ban đầu, cần có thêm số liệu và thời gian theo dõi lâu hơn. Kỹ thuật cắt các động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm. Chỉ định cho trĩ nội từ độ I đến độ III. Mục đích là cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc để đến các đám rối trĩ là cho các búi trĩ teo nhỏ lại. Sử dụng thiết bị Doppler để xác định các động mạch trĩ, đặt và thắt các mũi khâu 2-3 cm trên đường lược. Kỹ thuật này đơn giản, an toàn, hiệu quả và ít đau sau mổ. Tuy nhiên có trường hợp các mạch trĩ bị bỏ sót.
  Mọi chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA TRƯỜNG THỌ
60A Lê Đại Hành, P.7, Q.11
Hotline: 0904 606 202 - 093 28 28 225

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét