> Điều trị khỏi bệnh trĩ dứt điểm : Cần kiên trì và không e ngại

(Tinnhanh24h.vn) Gần một trăm câu hỏi xoay quanh các vấn đề như đang mắc trĩ ở giai đoạn này, điều trị ra, phòng ngừa thế nào… đã được PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, Dược sĩ Lê Phương, Dược sĩ ĐH Dược Hà Nội giải đáp tận tình.

Điều trị trĩ | tặng hoa
Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí Phạm Tuấn Anh (thứ hai từ trái sang) tặng hoa PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam và DS Lê Thị Phương – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội (Ảnh: QP)
Hơn 2.000 câu hỏi bạn đọc gửi cho 2 chuyên gia đều xoay quanh những băn khoăn như tôi có đang mắc bệnh trĩ không? Nếu mắc thì ở giai đoạn nào? Tôi cần ăn uống, sinh hoạt ra sao để ngăn bệnh tiến triển/tái phát? Có cách nào điều trị đơn giản, không phải đi khám hay phẫu thuật không?
Qua mô tả của bạn đọc, có thể thấy người bệnh thường có tâm lý e ngại đi khám bệnh nên bệnh thường đã ở giai đoạn khá muộn. Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Trĩ nội được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ:
Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, tiêu chảy, mót rặn), bệnh tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.
tổ chức tiệc | duoc si Le Phuong va Giao su
DS Lê Thị Phương và PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm đã trả lời nhiều thắc mắc của bạn đọc gửi về

Nên chữa càng sớm càng tốt

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, muốn chữa trĩ hiệu quả thì trước tiên người bệnh phải đi khám và nên đi khám càng sớm càng tốt, tức là ngay từ khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi. PGS.TS Nhâm cũng lưu ý là phải khám đúng chuyên khoa vì trĩ đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên khoa sâu. Và khi ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc, thực phẩm chức năng cũng như chú ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng; tránh ngồi xổm, vác nặng..
“Do độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ nên việc chữa trị càng sớm thì càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm được chi phí điều trị”, Dược sĩ Lê Thị Phương nhấn mạnh.
“Bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ”, PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm giải thích.

Khi nào cần phẫu thuật

 Theo PGS. TS Nhâm, nếu trĩ ở độ 1, 2 thì có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm an toàn, nhuận tràng, giúp đi ngoài dễ dàng, không gây tiêu chảy cũng như lối sống hợp lý (năng vận động, không vác nặng, ngồi xổm…). Nhưng khi đã chuyển sang trĩ độ 3 thì rất ít khả năng chữa khỏi mà không cần phẫu thuật, trừ khi người bệnh kiên trì trong chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, bảo đảm không bị táo bón, tiêu chảy, kiết lị, những búi trĩ không lớn thêm, chảy máu nhiều. Người bệnh có thể áp dụng thử 1 năm cùng với sự hỗ trợ của thuốc men và thực phẩm chức năng như An Trĩ Vương. Sau 1 năm đó, nếu bệnh không đỡ thì nên đặt vấn đề phẫu thuật, không nên để bệnh nặng thêm.
“Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật không phải là đã kết thúc việc chữa bệnh trĩ. Bởi còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và ngăn chặn tái phát. Bệnh nhân nên kết hợp với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng làm bền hệ tĩnh mạch, chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ để giải quyết nốt công đoạn cuối cùng này và để bệnh trĩ không còn là nỗi ám ảnh nữa”, DS Lê Thị Phương chia sẻ.
điều trị bệnh trĩ | giao lưu trực tuyến
Mời bạn đọc theo dõi chi tiết buổi giao lưu TẠI ĐÂY.
PGS.TS.Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam - Ông là một trong những giáo sư đầu ngành có kinh nghiệm lâu năm trong việc điều trị bệnh trĩ. Ông từng là bác sĩ ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Việt – Đức chuyên về Hậu môn học; đồng thời là hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS), Hội Phẫu thuật Tiêu hóa Pháp (SFCD)…Dược sĩ Lê Phương – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội với 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế – Phụ trách tư vấn sức khỏe của website http://benhtri.net.vn – Chuyên trang cung cấp thông tin chính thống về Bệnh trĩ, táo bón được bảo trợ bởi PGS.TS.Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét